#10 chỉ số đo lường SEO hiệu quả giúp kinh doanh thành công hơn
Không thể dựa vào cảm tính để đo lường SEO hiệu quả. Khi mà SEO đang là một trong những phương pháp trực tuyến thúc đẩy việc kinh doanh của doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn. Vì vậy không thể xem nhẹ hoặc bỏ qua công đoạn đánh giá chất lượng của một chiến dịch SEO.
Mỗi một doanh nghiệp kinh doanh khi đã làm SEO, đều phải dựa trên một hệ thống kiểm soát để đảm bảo khối lượng công việc được tiến hành đầy đủ và hiệu quả.
Đâu phải người kinh doanh là chỉ biết cách mua – bán, nếu nắm trong tay các chỉ số đo lường về SEO hay còn gọi là KPI SEO, thương hiệu của bạn nhất định sẽ càng thành công hơn trên thị trường.
Bài viết này sẽ hướng đến việc liệt kê và phân tích các chỉ số đánh giá SEO hiệu quả. Mang đến cho bạn những thông tin khách quan. Hỗ trợ tối ưu công việc, cải thiện quy trình SEO trong kinh doanh.
1. Vì sao doanh nghiệp phải đo lường tính hiệu quả của SEO?
Dù doanh nghiệp tự làm SEO hay thuê dịch vụ SEO ngoài, việc xây dựng hệ thống KPI đo lường và đánh giá SEO đạt hiệu quả hay không đều rất cần thiết. Có 2 lý do giải thích tầm quan trọng này.
Lí do 1: Các chỉ số giúp kiểm soát hiệu quả
Vốn dĩ trong SEO có nhiều việc phải làm. Đằng sau một trang web “on top” là hàng loạt các thao tác kỹ thuật và yếu tố cần được tối ưu:
– Nghiên cứu bộ từ khóa, cách viết blog, bài dịch vụ
– Cách viết bài chuẩn seo website
– Tối ưu Onpage, Offpage,…
– Tối ưu technical
– …
Để tạo ra một chiến dịch SEO bài bản và chuyên nghiệp phải có sự hỗ trợ từ nhiều phía. Bao gồm: thời gian, công sức, năng lượng, nhân lực và các chi phí khác đi kèm.
Để tránh thất thoát tài nguyên của doanh nghiệp, hạn chế “Chi mà bị Phí”. Bạn cần biết liệu công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm có đem về thành quả gì? và kiểm soát tiến độ dự án SEO mình đang chạy.
Để rồi kịp thời phát hiện lỗi và khắc phục những gì có nguy cơ gây hại tổn thất cho hoạt động kinh doanh và hạn chế thất thoát về tiền bạc.
Kinh doanh đã khó khăn, bạn không thể SEO “bừa” rồi chẳng kiểm tra gì, vì có thể dẫn đến thua lỗ.
Lý do 2: Bổ sung thông tin giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược tốt hơn
Từ những dữ liệu sau khi SEO đạt được, bạn có thêm thông tin để nhìn nhận và định hướng đúng hơn cho chiến dịch của mình.
Nếu chiến dịch đem lại thành quả như mong đợi. Bạn cần thúc đẩy và phát triển thêm chiến lược để tăng chuyển đổi khách hàng và doanh số cao hơn cho doanh nghiệp.
Ngược lại, mặc cho SEO chưa đạt KPI (chỉ số đánh giá hiệu quả) cũng không được vội đánh giá đội ngũ SEO hoạt động thiếu hiệu quả. Đây là dấu hiệu cho thấy chiến lược Digital Marketing cần điều chỉnh hoặc thay đổi.
Việc sử dụng các chỉ số đo lường SEO hiệu quả là thước đo đắc lực giúp bạn xem xét chiến lược có đi đúng hướng không. Rồi từ số liệu thống kê để sửa đổi sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh.
Trong tổng thể kế hoạch marketing nói chung của doanh nghiệp, hoàn thành mục tiêu SEO là một phần quan trọng. Chính vì vậy, tối ưu SEO hiệu quả cũng chính là để đảm bảo kế hoạch marketing thành công.
2. Các chỉ số đo lường SEO hiệu quả cho doanh nghiệp
Tương tự như những KPI khác, một cách hữu ích để phân loại chỉ số KPI của SEO là dùng mô hình “Volume, Quality, Value and Cost”. Cách này giúp bạn tập trung vào bốn thước đo chính của bất cứ giá trị thực nào trong chiến dịch SEO:
- Volume (Lượng): số lượng khách truy cập, lượng ghé thăm, số lượng xem trang đặc biệt…
- Quality (Chất): Tỉ lệ rời trang, thời gian ở lại trên trang, lượng trang xem một lần ghé thăm
- Value (Giá trị): Giá trị mỗi lượt ghé thăm/chuyển đổi/truy cập là gì?
- Cost (Giá thành): Tiêu tốn bao nhiêu để có một lượt truy cập hoặc một lượt bán hàng từ SEO?
Và đó chính xác là những gì mà Huevibe muốn trình bày trong chương tiếp theo. Mục tiêu tiếp theo trong phần sau là trình bày các chỉ số đo lường hiệu quả của SEO rõ ràng và cụ thể.
Bạn đọc tiếp nhé!
2.1. Đánh giá hiệu quả SEO qua các thông số dữ liệu website
a. Organic Traffic: Lưu lượng truy cập tự nhiên
Lưu lượng truy cập tự nhiên, không cần trả tiền là số lượng khách truy cập vào trang web, thông qua việc nhấp vào các kết quả hiển thị tự nhiên trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Không tính đến các lượt nhấp từ những hình thức quảng cáo trả phí của Google (Google Ads).
Organic Traffic là chỉ số đánh giá SEO quan trọng cần theo dõi sau mỗi chiến dịch tối ưu website.
Hãy nhớ lại một trong những mục tiêu tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là thúc đẩy thứ hạng website. SEO hiệu quả chính là giúp web lên top Google lâu dài và bền vững. Đồng nghĩa lưu lượng truy cập tự nhiên tăng trưởng.
Với lượng truy cập tự nhiên, bạn cần đánh giá hai chỉ tiêu:
– Traffic By Device Type – lượng truy cập trên thiết bị
Traffic By Device Type cung cấp số liệu người dùng truy cập vào website của bạn trên thiết bị nào. Khi làm SEO cần tối ưu cả website trên mỗi thiết bị như mobile, máy tính bảng,…Bởi lẽ trên mỗi thiết bị, giao diện của website sẽ hiển thị khác nhau.
So sánh lượng truy cập trên công cụ Google analytic
Điều này dẫn đến những trải nghiệm người dùng không giống nhau. Nó còn tác động gián tiếp đến chỉ số đánh giá website của bạn. Vậy nên muốn đánh giá SEO đạt hiệu quả cao, bạn cần quan tâm tới những chỉ số về Traffic By Device Type.
Công cụ miễn phí: Google Analytic để xem
– Lượng truy cập gắn với thương hiệu – Branded Traffic
Lưu lượng truy cập tự nhiên xuất phát từ ý định tìm kiếm của người dùng. Từ khóa đèn ngủ Shopee hay mua sách văn học Tiki là những ý định điều hướng thương hiệu mà người dùng tìm kiếm. Đó gọi là Branded Traffic.
Nó là dấu hiệu cho thấy họ đã biết đến (nhớ) thương hiệu của bạn. Xây dựng và nhận diện thương hiệu là một trong những mục tiêu hàng đầu mà nhiều doanh nghiệp hướng đến.
Website nằm ở thứ hạng cao nhận được nhiều lượng truy cập gắn với thương hiệu mang lại tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn. Bạn cần dành sự quan tâm đặc biệt đến chỉ số này khi đo lường SEO hiệu quả và biết cách tăng traffic website cho doanh nghiệp của mình.
b. Bounce Rate: Tỷ lệ thoát
Một trong những KPI tiếp theo dùng để đánh giá quá trình SEO là Bounce Rate.
Đây là số liệu tương đối cho biết tỷ lệ người dùng truy cập vào web nhưng thoát ra nhanh trong thời gian ngắn. Đối với công cụ tìm kiếm, tỷ lệ thoát trang là một yếu tố đánh giá website chất lượng.
Khi tỷ lệ thoát trang quá cao, Google sẽ hiểu rằng website đang không hữu ích đối với người dùng. Những nỗ lực về SEO trở nên công cốc khi người dùng chẳng ở lại lâu trên trang web.
Vì thế, khi kiểm toán SEO, không được bỏ qua tỷ lệ này. Bạn có thể kết hợp với Time on Site để đánh giá chính xác hơn website của mình đang gặp vấn đề gì. Đưa chiến dịch tối ưu hóa website đi đúng hướng với ý định ban đầu.
c. Tỷ lệ chuyển đổi mua hàng/liên hệ…
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate – CR) là con số cho biết có bao nhiêu lượt chuyển đổi trên tổng số người truy cập.
Ví dụ có 100 người truy cập vào website trong một ngày và có 10 người liên hệ mua hàng. Tỷ lệ CR sẽ là 10%
Một chiến dịch SEO được xem là thành công khi đem lại lượng khách hàng đáng kể cho doanh nghiệp. Vì suy cho cùng, làm ăn sinh lời mới là mục tiêu quan trọng của mọi hoạt động kinh doanh.
Dù tự làm hay thuê dịch vụ bên ngoài, doanh nghiệp đều đã tiêu hao nhiều tiền bạc và thời gian với mong muốn website đạt thứ hạng cao trên trang nhất Google. Song song với việc bán nhiều hàng. Nhưng khi tỷ lệ chuyển đổi CR thấp thì chiến dịch SEO chưa tối ưu hiệu quả.
>>> Đọc ngay Cách tăng chuyển đổi trên website mà ai cũng phải biết
d. Đánh giá SEO dựa vào time on site: Thời gian trên trang
Thời gian trung bình trên trang là thời gian được đo đạc khi người dùng tương tác trên trang của bạn. Time on site càng cao đồng nghĩa nội dung trang đó có sức hút với người dùng. Người truy cập ấn tượng bởi thông tin mà website cung cấp, giải đáp được những câu hỏi mà họ đang tìm kiếm,…Dù bất kỳ lí do nào, miễn là người dùng Internet ở lại lâu trên trang của bạn, trang web của bạn đã ghi điểm trong mắt Google.
Các công cụ tìm kiếm luôn chú trọng đến việc tối ưu trải nghiệm người dùng. Khi khách hàng có thời gian lưu lại trên trang lâu . Điều này chứng tỏ quá trình xây dựng nội dung và tối ưu SEO Onpage đang được thực hiện rất tốt.
e. Chỉ số Returning và New Users đo lường SEO hiệu quả
Số lượng người dùng quay lại truy cập vào website của bạn thể hiện mức độ thu hút của web và liệu họ có nhớ đến thương hiệu của bạn hay không.
Ngay cả khi tỷ lệ chuyển đổi là 100%, nhưng không một ai trong số khách hàng cũ trở lại chuyển đổi, bạn sẽ mất đi một lượng doanh thu đáng kể trong tương lai.
Kinh doanh leo “đỉnh” khi những khách hàng của bạn vừa mua hàng, vừa chia sẻ giao dịch của họ trên phương tiện truyền thông, mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,…và quay lại tiếp tục những giao dịch khác.
Google Analytics cung cấp thông số KPI này một cách trực quan. Nhìn vào đây, bạn biết được khách truy cập thực tế vào website.
2.2. Đánh giá hiệu quả SEO qua từ khóa
a. Keyword Volume
Trong quá trình đánh giá hiệu quả của SEO dựa vào các chỉ số đo lường. Bạn nhất thiết phải quan tâm lượng tìm kiếm của từ khóa. Cần lưu ý rằng từ khóa đuôi ngắn có lượng tìm kiếm cao nhưng cạnh tranh rất gay gắt, không giúp ích nhiều nếu muốn SEO đẩy thứ hạng. Dự án SEO của bạn có đang lựa chọn từ khóa phù hợp?
SEO keyword đuôi ngắn hoặc dài tác động trực tiếp đến quá trình đo lường hiệu quả của quá trình lên hạng. Bạn chẳng thể kỳ vọng một dự án SEO hiệu quả với danh sách từ khóa chẳng có lượng tìm kiếm nào cả.
b. Mức độ liên quan của từ khóa và ý định tìm kiếm
Các từ khóa bạn đang nhắm mục tiêu có liên quan tới đối tượng mà bạn đang hướng đến không? Sẽ thật vô ích nếu bạn SEO hàng trăm từ khóa nhưng nó chẳng thỏa mãn ý định tìm kiếm của khách hàng.
Ví dụ nếu trang web của bạn bán giày chạy bộ, thì xếp hạng của từ khóa “giày chạy bộ miễn phí” gần như không có lợi bằng từ khóa “mua giày chạy bộ giá rẻ”.
c. Dựa vào số lượng từ khóa để đo lường hiệu quả của SEO
Tất nhiên, là chủ doanh nghiệp, bạn muốn từ khóa có liên quan được tìm kiếm thường xuyên. Nhưng dù vậy, SEO thành công còn cần dựa vào số lượng từ khóa.
Trang đầu tiên của Google luôn là chiến trường khốc liệt và bạn dễ bị đánh bay bất cứ lúc nào. Vì thế không ngạc nhiên vào một ngày đẹp trời, website bị tụt hạng và từ khóa không còn nằm ở vị trí cao.
Vì vậy, mỗi tháng, bạn cần theo dõi số lượng từ khóa đang xếp hạng #1, có bao nhiêu từ khóa nằm ở trang đầu tiên, và số lượng những keyword nằm ở các trang thứ hai và ba. Những con số cụ thể sẽ định hướng SEO hiệu quả và tránh website tụt hạng.
2.3. Đo lường SEO dựa trên tình hình kinh doanh
a. Tăng trưởng tự thân Organic Growth
Hiểu một cách đơn giản, thì tăng trưởng tự thân là tốc độ tăng trưởng của doanh số, thu nhập và lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng và doanh số bán hàng trong nội bộ doanh nghiệp.
Hãy nhớ lại, mục đích bạn làm SEO là nâng cao lợi nhuận. Và tốc độ tăng trưởng tự thân là chỉ số bạn cần xem xét trong đo lường SEO.
Lưu lượng truy cập tự nhiên từ dự án tối ưu website góp phần mang đến nhiều khách hàng tiềm năng và khách hàng cho doanh nghiệp. Tỷ lệ “chốt đơn” càng cao, doanh thu thu về càng nhiều. Kinh doanh có lãi được xem là SEO đạt yêu cầu.
b. Tỷ suất ROI – chỉ số đánh giá SEO hiệu quả
Thúc đẩy kinh doanh phát triển, sinh lợi nhuận cao là những gì mà doanh nghiệp của bạn muốn. Có nghĩa là phải kiếm được nhiều tiền hơn so với số tiền mà mình đã bỏ ra.
Chẳng ai kinh doanh để chịu lỗ cả, đúng không?
Và ROI – tỷ suất hoàn vốn là cơ sở để biết được liệu số tiền bạn đã chi vào việc làm SEO có đạt hiệu quả hay không, thu được nhiều chuyển đổi bán hàng không.
Dựa vào việc đo ROI, bạn đánh giá được hiệu quả của chiến dịch SEO hiện tại. Giúp người làm SEO và quản lý doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan để quyết định có nên mở rộng hay thu hẹp quy mô đầu tư SEO website và chuyển sang chiến dịch marketing khác tối ưu hơn.
ROI càng cao đồng nghĩa lợi nhuận đạt được càng cao. Đó là dấu hiệu kinh doanh tốt.
Ví dụ: nếu chiến dịch SEO tạo ra ROI cao hơn so với những chiến dịch quảng cáo khác. Lúc này kinh doanh dựa vào SEO đang sinh lợi nhuận cao, thì bạn có thể đổ vốn nhiều hơn cho chiến dịch này. Và điều chỉnh mức ngân sách thấp hơn cho những chiến dịch hoạt động không hiệu quả. Bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu ROI để cải thiện tối ưu hóa website.