Hosting là gì? Cách chọn mua hosting tốt nhất và nhà cung cấp uy tín
Khi xây dựng và thiết kế web, hẳn bạn đã nhiều lần nghe về hosting. Dẫu am hiểu về website cao siêu như thế nào, hay chỉ mới tiếp cận về web, bạn đều phải hiểu hosting là gì một cách tường tận.
Bởi lẽ hosting là điều căn bản đầu tiên cần nắm vững. Nếu không muốn con đường phát triển website của mình bị gián đoạn. Việc bạn cần làm lúc này là đọc bài viết sau để biết cách chọn hosting tốt và uy tín nhất, và cả miễn phí nữa.
1. Hosting là gì?
Hosting là dịch vụ lưu trữ trực tuyến. Là nơi chứa tất cả các tài nguyên của website như: bài viết, hình ảnh, video, mã nguồn…
Một khẳng định chắc chắn rằng, không có website nào hoạt động mà thiếu sự gắn kết với một dịch vụ hosting nào đó.
Định nghĩa về mặt kỹ thuật, bạn có thể hình dung hosting như một máy chủ – giống như máy tính vật lý vận hành liên tục, không ngừng nghỉ để website của bạn có thể hoạt động mọi lúc, để người dùng Internet có thể truy cập vào.
Ví dụ việc bạn đọc được những dòng chữ này, truy cập được site này chính nhờ vào việc có hosting thì website Huevibe mới tồn tại và hoạt động.
Hiện nay, có nhiều nơi cung cấp hosting, bạn hoàn toàn có thể chọn hosting phù hợp với bản thân.
2. Các loại hosting phổ biến hiện nay
Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngày nay, các nhà cung cấp web hosting phổ biến đều cung cấp nhiều loại hosting từ cơ bản đến nâng cao.
Trong đó, phải kể đến các loại hosting thông dụng nhất là:
– Shared Hosting: đây là loại phổ biến nhất, nếu là người mới bắt đầu, bạn có thể dùng loại này
– WordPress Hosting: Cũng tương đối phổ biến nếu bạn muốn xây dựng website bằng WordPress
– VPS Hosting: Máy chủ ảo, mạnh mẽ hơn shared hosting, tuy nhiên không phù hợp với những bạn mới học làm web
– Dedicated Server Hosting: Máy chủ riêng biệt, mạnh mẽ hơn VPS, chỉ thích hợp với người có kinh nghiệm xây dựng và thiết kế website
Chẳng hạn Hawkhost là 1 nhà cung cấp hosting uy tín, các loại hosting như mình kể tên ở trên đều có ở đây:
Nếu bạn là người mới, để thuận lợi bắt tay vào làm một website, hạn chế tối đa những rào cản về thao tác kỹ thuật thì nên bắt đầu với Shared Hosting.
Shared host có nghĩa là máy chủ chính chia thành nhiều cụm tài nguyên, trong đó, bạn sẽ sở hữu 1 cụm tài nguyên, còn các cụm còn lại dành cho những khách hàng khác.
Trải qua thời gian hoạt động, khi website của bạn phát triển, sở hữu lượng dữ liệu trên site lớn và có lượng traffic cao, thì lúc này, bạn cần nâng cấp hosting có băng thông lớn hơn.
Hoặc nếu bạn có ngân sách lớn, muốn đầu tư mạnh thì có thể cân nhắc chuyển qua dùng VPS hoặc Dedicated Server.
Không ai bắt buộc phải chọn hosting thế này, hosting thế kia. Mọi thứ đều do bạn lựa chọn, sao cho phù hợp với mục đích làm website, và có thể thay đổi hosting cao cấp hơn nếu cần.
3. Cách chọn hosting tốt & chất lượng
Chỉ cần gõ từ khóa mua hosting, có rất nhiều kết quả hiện ra khiến bạn thật sự gặp khó khăn để chọn mua gói hosting đúng cách.
Để quá trình này trở nên đơn giản hơn, Huevibe sẽ chia sẽ cách chọn hosting tốt và phù hợp ngay bây giờ.
3.1. Nên chọn mua hosting nước ngoài hay Việt Nam?
Bạn đừng hiểu lầm hosting Việt Nam có nghĩa là nhà cung cấp đó đến từ Việt Nam. Mà thực chất là máy chủ của nhà cung cấp đó đặt tại một Datacenter ở Việt Nam.
Nếu khách hàng mục tiêu bạn muốn hướng tới nằm ở thị trường Việt Nam thì nên chọn mua hosting Việt Nam. Sở dĩ là vì tốc độ truyền tải dữ liệu sẽ nhanh hơn, đồng thời, khách hàng sử dụng, thanh toán thuận lợi và hỗ trợ cũng dễ dàng hơn vì dùng chung ngôn ngữ. D
Dưới đây là ưu và nhược điểm giữa hosting Việt Nam và nước ngoài:
Hosting Việt Nam
– Ưu điểm: Tốc độ truy cập trong nước nhanh, đứt cáp quốc tế không làm ảnh hưởng. Hình thức dễ mua, dễ thanh toán, có thể trao đổi thuận tiện với đơn vị cung cấp vì có chung ngôn ngữ.
– Nhược điểm: Giá cao hơn khi mua hosting quốc tế. Dịch vụ hỗ trợ không bằng nước ngoài. Nếu đứt cáp biển thì khách ở nước ngoài muốn truy cập khá khó khăn.
Hosting nước ngoài
– Ưu điểm: Dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp, giá cả phù hợp, hoạt động ổn định.
– Nhược điểm: ngôn ngữ chính là tiếng Anh, bất đồng ngôn ngữ dẫn đến khó khăn trong thanh toán, hỗ trợ và sử dụng.
Xem chi tiết 1 số Hosting chất lượng tốt? (Ổn định Nhanh rẻ) đáng dùng nhất
3.2. Nên chọn mua hosting Linux hay Windows
Hosting Linux hay Windows giống nhau về cấu trúc vật lý. Duy chỉ khác nhau về hệ điều hành được cài đặt đó là Linux hoặc Windows.
Nếu bạn sẽ bắt đầu xây dựng website bằng mã nguồn Wordpess thì nên sử dụng Hosting Linux. Mặc dù Windows cũng chạy được nhưng lại dễ sinh lỗi. Vì thế ưu tiên chọn Linux.
Khi bạn chọn các gói Shared Host thì người cung cấp đều mặc định cho bạn sử dụng hệ điều hành Linux.
Với các gói VPS hoặc Server thì khi chọn, sẽ có câu hỏi lựa chọn dành cho bạn, hỏi bạn chọn mua hosting với hệ điều hành nào.
4. Những lưu ý khi chọn mua hosting cần biết
Một vài tips dưới đây giúp bạn lựa chọn hosting đúng cách, tiết kiệm thời gian chi phí và quan trọng hơn cả là website có thể vận hành tốt.
4.1. Chọn mua hosting có thông số phù hợp
Cần lưu ý những thông số dưới đây khi bạn mua hosting:
– Dung lượng: là khoảng không gian lưu trữ dữ liệu website ở mức cho phép. Website nhiều nhiều hình ảnh, video, số lượng bài viết lớn, thì cần dung lượng lớn. Với những website cơ bản chỉ gồm chữ và hình ảnh, thì mức dung lượng khoảng một vài Gb là đủ.
– Băng thông: Tổng dung lượng người dùng truy cập vào website trong một tháng. Ví dụ để dễ hiểu là, bạn có một trang web có chữ và hình ảnh với dung lượng 2Mb. Lượng traffic của trang đó trong 1 tháng là 100 thì băng thông ở đây sẽ là 100*2=200 Mb.
– Domain: Đây cũng là một yếu tố cần phải cân nhắc. Do với một số gói Hosting, nhà cung cấp chỉ hỗ trợ 1 domain duy nhất. Nghĩa là bạn không thể sử dụng thêm một domain nào khác trong quá trình sử dụng gói hosting này. HueVibe đã có bài viết chuyên sâu về domain và cách chọn domain thông minh
Ngoài ra còn phải quan tâm thêm những thông số khác như: Số lượng website cài đặt, số địa chỉ email, subdomain,…
4.2. Không nên chọn mua hosting chung với nhà cung cấp domain
Mỗi nhà cung cấp sẽ có thế mạnh của riêng mình, vì thế những đơn vị bán tên miền sẽ không chuyên về hosting và ngược lại. Hosting của nhà cung cấp không chuyên đôi khi xảy ra lỗi và tốc độ chậm.
Ngày nay, nhiều công ty lớn và rất chuyên nghiệp, họ cung cấp cả 2 dịch vụ hosting và tên miền song song. Nhưng….vẫn không nên chọn mua hosting và domain ở cùng một nơi.
Hãy nghĩ mà xem!
Website của bạn được có bộ khung gồm website, tên miền và hosting.
Website bạn có thể dùng nền tảng thiết kế để tự làm ra. Tuy nhiên, nếu tên miền và hosting cùng từ một nhà cung cấp, nếu chẳng may nhà cung cấp có vấn để thì coi như mất cả hai.
Do vậy, Huevibe khuyên bạn chọn riêng nhà cung cấp tên miền và hosting để hạn chế rủi ro như thế.
4.3. Dịch vụ hỗ trợ rất quan trọng
Hosting có thể là nguyên nhân khiến website của bạn gặp vấn đề kỹ thuật. Vì bạn không trực tiếp nắm giữ máy chủ nên không thể can thiệp và sửa chữa khi vấn đề xảy ra. Thế nên, cách duy nhất là yêu cầu bộ phận kỹ thuật của nhà cung cấp dịch vụ hosting hỗ trợ.
Nếu họ không hỗ trợ kịp thời, website sẽ vận hành kém đi trong thời gian dài. Hệ quả rõ ràng nhất là bạn sẽ mất một lượng lớn người dùng truy cập. Chưa kể bạn cũng không thể thực chạy quảng cáo Google như đã định.
5. 5 Hosting Free tốt nhất
5.1. Uhostfull.Com
Uhostfull.com là nơi cung cấp hosting miễn phí tốt nhất. Ưu điểm lớn nhất của Web Hosting này không giới hạn dung lượng và băng thông. Dễ dàng kích hoạt, không có quảng cáo, server siêu nhanh.
Hỗ trợ nền tảng đa dạng như WordPress, Joomla, phpBB, Mambo, osCommerce và Zen Cart, có trình quét virus, thống kê website, bộ lọc spam và nhiều tiện ích khác nữa.
Bên cạnh đó, uhostfull.com cũng cung cấp các gói Web hosting trả phí với mức giá phù hợp.
5.2. FreeHostingNoAds.Net
FreeHostingNoAds.net cũng là nhà cung cấp hosting miễn phí mà Huevibe muốn giới thiệu. FreeHostingNoAds.net bao gồm 1 bảng điều khiển, script trình cài đặt và trình phát triển trang web.
Không phải ngẫu nhiên mà FreeHostingNoAds.Net được mọi người đánh giá là web hosting tốt. Bởi vì bên cạnh ưu điểm lớn nhất là miễn phí và không chứa quảng cáo, dịch vụ web hosting này còn cung cấp cho người dùng 200 GB traffic, 20GB dung lượng lưu trữ và công cụ build website miễn phí.
Ngoài các gói miễn phí, ở đây cũng cung cấp 2 gói mất phí là 1 USD/tháng và 1.99 USD/tháng (giá rất rẻ).
5.3. FreehostingEU.Com
FreeHostingEU có máy chủ ở Đức, là nhà cung cấp web hosting miễn phí tốt nhất và miễn phí.
Người dùng có thể dễ dàng thiết lập các trang WordPress hoặc Joomla chỉ với những thao tác đơn giản và nhanh chóng.
Ngoài ra FreehostingEU còn hỗ trợ MySQL, Perl, Flash, PHP, CGI. Bạn cũng có thể mua thêm các gói trả phí, nếu cần mà không bắt buộc với giá từ 4.95 USD/tháng đến 7.95 USD/tháng.
5.4. Byet.Host
Thị trường cung cấp hosting tại Mỹ cũng có nhiều web hosting nổi tiếng, trong đó có Byethost. Hiện nay trên thế giới, Byethost đang cung cấp host cho hơn 1 triệu trang web. Được nhiều người bình chọn là một trong số các công ty cung cấp dịch vụ hosting miễn phí tốt nhất.
Thế nhưng, Byethost lại có nhược điểm là dung lượng lưu trữ bị giới hạn ở mức 1GB và băng thông ở mức 50GB. Byet.Host còn có các gói hosting phổ biến như Shared, Reseller, VPS.
5.5. FreeHosting.Com
FreeHosting.com sở hữu cộng đồng hoạt động khá lớn. Những ai trước đây từng dùng dịch vụ cung cấp hosting ở đây, thì sẽ khá buồn thì trước kia họ cung cấp hosting free không giới hạn nhưng giờ đây, họ đã giới hạn chỉ còn 10 GB mà thôi. Ngoài ra, ưu điểm của FreeHosting là tích cực khuyến khích người dùng chủ động sao lưu website nhằm hạn chế trường hợp xấu xảy ra, điều mà khi hoạt động website, mọi người dường như quên mất.
Với Host Shared, FreeHosting.com cũng cung cấp 250 MB dung lượng lưu trữ. Bạn cũng có thể trả phí cho FreeHosting để nâng cấp bản dùng với gói 5.99 USD/tháng và 14.99 USD/tháng.
Trên đây là những chia sẻ về Hosting là gì, cũng như cách làm thể nào để mua hosting tốt và nơi cung cấp hosting tốt. Hi vọng với những lời tâm sự trên, đã ít nhiều giúp bạn hiểu rõ hơn về hosting. Chúc bạn xây dựng và phát triển website thành công. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngại ngần để lại bình luận bên dưới nhé!