Tại sao loại hình doanh nghiệp nào cũng cần có website?
Có nhận định rằng loại hình doanh nghiệp nào cũng cần có website. Thực tế cũng cho thấy có hơn 1,83 tỷ website trên toàn thế giới vào đầu năm 2021. Cứ mỗi phút trôi qua thì có khoảng 380 website mới được khai sinh. Điều này chứng tỏ nhu cầu thiết kế website doanh nghiệp của từng cá nhân, tổ chức là rất lớn. Vậy tại sao doanh nghiệp cần có website? Hãy cùng bài viết hôm nay đi tìm đáp án chính xác bạn nhé!
1. Những lợi ích doanh nghiệp đạt được khi có website
Việc kinh doanh ứng dụng công nghệ đang trở nên tất yếu. Hơn hết, xu hướng công nghệ không ngừng thay đổi. Trong nhiều loại hình công nghệ thì website là một trong số đó. Chỉ cần gõ một từ khóa tìm kiếm. Bạn có thể thấy hàng nghìn trang web trên Internet. Các doanh nghiệp, dù quy mô ra sao, nếu không theo kịp xu hướng này sẽ trở nên lạc hậu trước đối thủ cạnh tranh.
Trong khi nhiều doanh nghiệp đang vô cùng thành công khi sở hữu website. Những lợi ích của việc có website mà những doanh nghiệp (đối thủ) khác đang đạt được phải kể đến như:
1.1 Lợi nhuận “khủng” từ việc bán hàng qua website
Thống kê từ TTO – SSI Research cho biết lợi nhuận tăng thêm 24% từ việc bán sản phẩm, dịch vụ qua website. Quả là một con số ấn tượng. Thời đại 4.0 Website vẫn luôn là “máy in tiền” của doanh nghiệp.
1.2 Doanh nghiệp có website tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn
Cứ 10 người sử dụng thiết bị di động thì có 9 người lựa chọn Google. Nhiều doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh chóng thông qua các trang web chuyên nghiệp xuất hiện trên các trang tìm kiếm, như Bing, Google,…
Nguồn: iprice
Ví dụ trong mảng thương mại điện tử, có 6 trang thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam với hơn 170 triệu lượt truy cập hàng tháng (tính theo số liệu quý IV/ 2020):
- Shoppe: 68.6 triệu lượt truy cập/ tháng
- Thế giới di động: 31.4 triệu lượt truy cập/ tháng
- Tiki: 22.3 triệu lượt truy cập/ tháng
- Lazada: 20.8 triệu lượt truy cập/ tháng
- Điện máy xanh: 16.3 triệu lượt truy cập/ tháng
- Sendo: 11.2 triệu lượt truy cập/ tháng
Doanh thu và lợi nhuận mà các doanh nghiệp có website này thu được là cực nhiều, ước tính trên 5 tỷ VND mỗi tháng.
1.3 Sở hữu website, doanh nghiệp giữ chân khách hàng, tạo khách hàng trung thành
Website tập hợp đầy đủ nội dung từ văn bản, hình ảnh, âm thanh,…để tăng tương tác khách hàng trên website và giữ chân họ. Nhiều doanh nghiệp hiểu ra rằng việc cung cấp chi tiết thông tin công ty, sản phẩm dịch vụ một cách trực quan giúp khách hàng nán lại lâu hơn, tăng quyết định mua hàng.
Giữ chân khách hàng thông qua website
Tiếp cận khách hàng thì dễ nhưng làm sao để họ đặt hàng và quay lại là một bài toán khó? Không một khách hàng nào hài lòng khi bạn giới thiệu sản phẩm mình bán một cách sơ sài. Và thật đáng tiếc nếu khách hàng chọn đối thủ trong ngành thay vì doanh nghiệp của bạn. Một khi không có website, doanh nghiệp sẽ không bao giờ bắt kịp đối thủ.
1.4 Xây dựng thương hiệu dễ dàng nhờ website
Website là công cụ hỗ trợ xây dựng thương hiệu trong môi trường Internet vô cùng hiệu quả. Theo tạp chí Entrepreneur, mất khoảng 2 năm để khách hàng coi một thương hiệu nào đó là có thể tin tưởng được. Và nhiều doanh nghiệp sở hữu website đang rút ngắn thời gian đó. Trong khi doanh nghiệp của bạn đang đau đầu tìm phương án đẩy nhanh thương hiệu, thì những người kinh doanh khác họ đã gần đến đích.
Bởi vì website là nơi bạn có thể hoàn thiện đầy đủ logo, họa tiết trang trí, màu sắc, đồng phục nhân viên, tên thương hiệu,…Và bạn cũng có thể xây dựng thương hiệu website của mình khắp toàn cầu. Tăng nhận diện thương hiệu cho 68, 17 triệu người đang dùng Internet.
Thật không ngoa khi phải công nhận rằng, website doanh nghiệp có một vai trò quan trong kinh doanh.
Kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng là gì? Dĩ nhiên phải là lợi nhuận lớn, tiếp cận đến nhiều khách hàng, bán hàng ra đơn…
Xây dựng thương hiệu trên website giúp quảng bá doanh nghiệp tốt hơn
Nhưng khoan đã…
Thực tế lại cho thấy rằng hiện tại không phải doanh nghiệp nào cũng có website. Nhiều tổ chức, cá nhân loay hoay tìm cách đạt được những giá trị như trên thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,… Nhưng lại bỏ quên việc xem xét có nên tạo một website hay không?
Việc bỏ ngõ này bắt nguồn từ việc họ (đôi khi cả chính bạn) không biết liệu mình có thuộc loại hình kinh doanh cần website.
Vậy chính xác loại hình doanh nghiệp nào sẽ cần website? Cùng theo dõi phần tiếp theo nhé…
Xem thêm Tiêu chí đánh giá một website hiệu quả ai cũng cần biết
2. Website phù hợp với những loại hình doanh nghiệp nào?
Sau khi đọc xong danh sách bên dưới, bạn hãy đối chiếu với doanh nghiệp mình. Nếu bạn đã có website, vậy thì chúc mừng bạn, bạn đang đi đúng hướng rồi đó! Còn nếu chưa, tôi sẽ gợi ý cho bạn cách giải quyết hiệu quả.
Nhưng trước hết, hãy xem xem đâu là loại hình doanh nghiệp nên có website.
2.1 Doanh nghiệp cần website nếu có yếu tố nước ngoài
Đây là những doanh nghiệp có khách hàng hay đang muốn tiếp cận khách hàng ở nước ngoài. Hầu hết là các doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng để xuất khẩu như may mặc, thủ công mỹ nghệ, da giày, thủy hải sản, trái cây, du lịch…đều cần phải có website mới vươn tới thị trường quốc tế được.
Website ngành du lịch
Như bạn biết đó, Google hiện đang là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên toàn thế giới. Có hơn 1 tỷ người sử dụng nó và con số này đang không ngừng tăng lên. Một khi bạn có website, lượng khách hàng từ nước ngoài có thể tìm kiếm nhanh chóng và dễ dàng.
Đa phần các công ty có yếu tố nước ngoài đều là những doanh nghiệp lớn chuyên nghiệp. Chiến lược marketing liên quan tới sản phẩm, giá cả không cần thiết cần tới mạng xã hội. Nếu bạn muốn tuyển dụng, hoặc đơn giản là gợi nhắc thương hiệu tới khách hàng mục tiêu, bạn có thể dùng Facebook. Nhưng hãy chú trọng nhiều hơn đến website vì đây mới là “mảnh đất” màu mỡ.
Ví dụ: kinh doanh các mặt hàng thực phẩm nên thực hiện trên website doanh nghiệp. Vì tại đây, bạn có thể tạo giao diện trực quan cho khách hàng với giá và chi tiết sản phẩm cụ thể. Quá trình mua hàng thuận tiện khi chỉ cần cho vào giỏ hàng và thanh toán.
2.2 Các loại hình doanh nghiệp cần cung cấp thông tin chi tiết, cập nhật cho khách hàng
Điển hình là các công ty dịch vụ tư vấn, bất động sản, mua bán ô tô, hỗ trợ việc làm, phân phối sản phẩm thời trang, phụ kiện hoặc doanh nghiệp liên quan tới báo chí, truyền hình…
Website lĩnh vực áo quần, thời trang
Tất cả các sản phẩm dịch vụ này rất phù hợp để triển khai website và tìm kiếm Google. Công nhận rằng Facebook là mạng xã hội rất được ưa chuộng. Nhưng những ngành đặc thù như này không phải bao giờ cũng được “anh bạn” Facebook ưu ái. Thế nên, dĩ nhiên bạn phải tìm đến website như một giải pháp bán hàng thông minh.
Với những loại hình doanh nghiệp này, cùng lúc thực hiện chiến lược marketing bằng các mạng xã hội và website đều được. Vì chúng hỗ trợ cho nhau giúp duy trì thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Lấy ví dụ:
Kinh doanh áo quần trên Facebook khá thành công vì dễ tiếp cận, thu hút lượng khách hàng lớn. Mỗi chương trình khuyến mãi, sale off đều nhanh chóng được chú ý. Vậy nhưng, việc bán hàng từ Facebook đang bị kiểm soát nghiêm ngặt hơn, bị “bóp” tương tác. Nên song song với Facebook, bạn cũng nên có website để kinh doanh không bị gián đoạn. Duy trì thúc đẩy sản phẩm.
2.3 Doanh nghiệp cần thường xuyên giới thiệu thương hiệu, sản phẩm dịch vụ
Là các công ty cung ứng hàng tiêu dùng, gia dụng trong nước. Các đơn vị kinh doanh dịch vụ giải trí, đặc biệt là du lịch, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra loại hình kinh doanh ăn uống, thư giãn massage, spa làm đẹp, thẩm mỹ,…cũng nên triển khai website. Dẫu rằng tiếp cận qua Facebook là tốt vì nó có giao diện trực quan, đẩy nhanh quá trình quảng bá thương hiệu tại địa phương. Nhưng…vẫn chưa đủ. Vì không phải bao giờ khách hàng cũng “chốt đơn”. Việc có website giúp doanh nghiệp dễ dàng có đơn hơn, tránh việc khách hàng chỉ xem rồi lướt qua.
Website lĩnh vực spa làm đẹp
Ví dụ đơn cử là spa. Facebook là nơi bạn có thể thu hút hàng vạn khách hàng tiềm năng thông qua các sự kiện, khuyến mãi. Nhưng đặc thù ngành này là hình ảnh quảng cáo đẹp mắt nhưng khá mơ hồ về thông tin dịch vụ. Vì thế mà thiết kế website doanh nghiệp spa vừa để kết hợp SEO, SEM,…vừa gây dựng thương hiệu. Tạo độ uy tín và bổ sung chi tiết các dịch vụ spa giúp khách hàng hiểu rõ hơn, kích thích họ đến với spa của mình.
Kể cả những doanh nghiệp có tiếng tăm cũng nên có một website. Để khẳng định tính chuyên nghiệp và hình ảnh của mình.
Đương nhiên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Marketing, Digital Marketing, CNTT thì chắc chắn phải có website. Vì đây là “thị trường” của họ. Nếu không thì có vẻ rất “mâu thuẫn” với khả năng tay nghề kinh doanh.
3. Vì sao loại hình doanh nghiệp nào cũng cần làm website?
Doanh nghiệp sở hữu website vì khi ấy sự hiện diện trực tuyến, mà bất kể ngành nào, đều tác động lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Theo thống kê từ World Internet Users, phần lớn khách hàng sẽ truy cập trang web trước khi mua hàng. Hơn thế nữa, người dùng luôn muốn có trải nghiệm tốt hơn. Ngay cả khi bạn có những ý tưởng kinh doanh tuyệt vời, nhưng chỉ tập trung vào một nền tảng trực tuyến duy nhất để kinh doanh thì không hiệu quả.
Đòi hỏi sự xuất hiện của kinh doanh đa kênh (Omni Channel). Vậy kinh doanh đa kênh là gì? Và việc có website liên quan mật thiết như thế nào?
3.1 Kinh doanh đa kênh – doanh nghiệp nắm bắt xu hướng kinh doanh mới của thời đại 4.0
Bán hàng đa kênh
Kinh doanh đa kênh là gì?
Bán hàng đa kênh là một cách tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh. Hình thức này giúp việc bán hàng tập trung vào những trải nghiệm của khách hàng một cách liền mạch. Bất kể là họ đang dùng thiết bị di động, máy tính, laptop hay đang ở tại cửa hàng.
Theo Harvard Business Review, 73% khách hàng sử dụng nhiều kênh trong suốt thời gian mua sắm. Bởi vì chỉ khi thu thập thông tin càng nhiều càng tốt từ những nguồn khác nhau, họ mới quyết định nên mua hàng hay không.
Tiếp thị đa kênh (Omnichannel marketing) là việc tạo ra sự hiện diện thương hiệu trên cả kênh trực tuyến( website, ứng dụng app, mạng xã hội, email, SMS) lẫn ngoại tuyến (cửa hàng bán lẻ, các sự kiện, telesale).
Và tại sao cần có website trong chiến lược kinh doanh đa kênh này. Hãy để tôi phân tích rõ hơn!
Mối liên hệ giữa kinh doanh qua website và omnichannel
Thống kê từ Andrews University cho biết
– 97% người dùng Internet sử dụng mạng xã hội Facebook
– 75% sử dụng Zalo
– 52% đang dùng Instagram
– 25% không dùng mạng xã hội, chỉ bán tại cửa hàng,…
Thật không khó để nhận ra rất nhiều doanh nghiệp đã và đang sử dụng những nơi này để tiến hành kinh doanh. Nhưng bạn thấy đó, nếu chỉ phụ thuộc vào một nơi để bán hàng thì tính rủi ro sẽ cao hơn. Hơn nữa, trải nghiệm mua hàng của người dùng còn bị hạn chế. Làm thế nào để họ tin tưởng doanh nghiệp bạn trong khi thông tin sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu bạn cung cấp quá ít?
Theo như những gì tôi vừa nói phía trên, website là tập hợp các nội dung trên nhiều trang web giúp truyền đạt thông điệp của bạn. Nếu như các mạng xã hội hạn chế việc cung cấp thông tin thì website là nơi bạn có thể cập nhật liên tục, cung cấp chi tiết những gì mà khách hàng cần. Sở hữu cùng lúc cả mạng xã hội và website liên kết tạo thành một chuỗi liền mạch là những gì mà Omnichannel kinh doanh đa kênh khuyến khích doanh nghiệp. Và không khó để bạn đạt được những lợi ích từ bán hàng đa kênh:
– Trải nghiệm người dùng tốt hơn
– Bán hàng tốt hơn, tăng traffic website
– Tạo dựng khách hàng trung thành
– Thu thập dữ liệu tốt hơn
Website nằm trong Omnichannel, một khi quyết định đi theo hình thức kinh doanh này. Doanh nghiệp không thể không có website.
3.2 Website là “nhà” mà doanh nghiệp có quyền làm chủ
Dễ dàng tuỳ ý xây dựng “ngôi nhà” trên website của bạn
Facebook có tiềm năng kinh doanh lớn. Thật vậy, vì nó có đến 69.2 triệu người mà. Do vậy, Facebook luôn có tính viral lớn với hàng triệu người dùng và tương tác mỗi ngày. Nếu chiến dịch kinh doanh của bạn hấp dẫn sẽ thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Nhưng có một thực tế mà bạn cần nhớ, Facebook là website của Mark Zuckerberg, chứ không phải của bạn.
Không một ai có thể biết được 3 hay 5 năm sau, anh chàng Mark này sẽ “lật mặt” như thế nào. Và gây cản trở cho công việc kinh doanh của bạn ra sao.
Ngược lại, triển khai website của riêng mình là điều bạn hoàn toàn có thể làm được. Website là “nhà”, là nơi bạn có quyền tự quyết mà không phụ thuộc bất cứ ai. Bạn có thay đổi nội dung, tùy chỉnh tên thương hiệu, logo, giao diện website hay những gì bạn muốn.
Kinh doanh chủ động từ trang web cá nhân sẽ giúp bạn linh hoạt điều chỉnh chiến lược để tăng lượng traffic, tăng tỉ lệ chuyển đổi ra đơn thông qua dịch vụ seo chuyện nghiệp cho doanh nghiệp. Trong khi thực hiện điều này ở Facebook rất khó khăn.
Ngày nay, không còn khó để sở hữu website của riêng mình. Miễn phí hay trả phí đều có. Thế nên, không ít người thắc mắc có nên thuê thiết kế website để tiết kiệm chi phí. Dù miễn phí hay có phí thì việc kinh doanh trên website cũng tốt hơn là không có.