(Tiết lộ) #8 Công cụ đánh giá website hữu hiệu nhất 2021
Bằng mắt thường, chúng ta không thể biết được trang web đang hoạt động có hiệu quả hay không. Việc phân tích này phải đặc biệt nhờ vào các công cụ đánh giá website. Với sự hỗ trợ đắc lực từ phía công cụ, người làm website hay người kinh doanh dựa vào website mới biết được liệu trang web có đi đúng hướng so với mục tiêu ban đầu hay không. Để không mất thời gian của bạn nữa, hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho bạn 5 công cụ đánh giá website hữu hiệu nhất 2021. Đừng bỏ lỡ!
1. Google Analytics – Công cụ đánh giá website của Google
Ngoài việc cho người dùng một trang tìm kiếm khổng lồ, Google còn mang đến công cụ đánh giá website miễn phí là Google Analytics. Công cụ thống kê và phân tích dữ liệu được tin dùng phổ biến nhất hiện nay.
Ưu điểm: thao tác cài đặt đơn giản, kể cả người không chuyên. Google Analytics còn tổng hợp và cung cấp thông tin của người dùng lẫn nội dung trang. Hỗ trợ những việc liên quan đến website mà bạn không thể làm được. Đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn trang web của mình đang hoạt động như thế nào.
Các tính năng quan trọng:
- Có thể xem những dữ liệu cần thiết thông qua tùy chỉnh Dashboard
- Theo dõi các chiến dịch cụ thể dựa vào Advanced Segment
- Thống kê dữ liệu nhân khẩu học (Demographic) từ nguồn traffic: địa điểm, nhóm tuổi, chủ đề ưa thích…
- Biết được khách hàng đã và đang tìm kiếm gì trên website
- Hình ảnh hóa các nội dung được quan tâm
- Funnel Visualization: xem khách hàng rời bỏ shopping cart tại bước nào
- Nắm bắt tình hình doanh thu các sản phẩm
- Theo dõi hành vi người tiêu dùng (Multi-Channel Funnels)
- Tạo mô hình so sánh mức độ tham gia của các kênh marketing
Thực tế hiện nay có nhiều công cụ đánh giá website khác. Thế nhưng vì các lợi ích to lớn đồng thời lại cung cấp miễn phí nên Google Analytics vẫn là công cụ phân tích website miễn phí được dùng nhiều nhất trên toàn cầu.
Công cụ chỉ hỗ trợ bạn đánh giá, xem hiệu quả. Ngoài ra bạn cũng cần biết tiêu chí đánh giá một website để không ngừng nâng cao chất lường trang web của mình.
2. SEMRush
SEMRush là công cụ phân tích và đánh giá thứ hạng website khá nổi tiếng. Hơn nữa, nếu bạn đang trong quá trình làm SEO, những chỉ số mà SEMrush thống kê giúp ích rất nhiều. Ngoài ra, nó còn phân tích được điểm mạnh và yếu của đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong các chiến lược kinh doanh. Đồng thời giúp bạn SEO website lên top nhanh và hiệu quả.
Các tính năng nổi bật của SEMrush
- Nghiên cứu từ khóa của đối thủ cạnh tranh. Từ đó biết được từ khóa nào đang có lưu lượng truy cập lớn của đối thủ và những web nào phổ biến.
- Hỗ trợ phân tích backlink của đối thủ.
- Giúp bạn có định hướng kế hoạch outreach đối thủ.
- SEMrush có khả năng nghiên cứu mạnh mẽ bộ từ khóa, từ đó bạn giúp tiếp cận được nhiều từ khóa có độ cạnh tranh thấp. Phân tích nguyên nhân traffic website giảm để có hướng khắc phục
- Thực hiện SEO Audit cho toàn bộ website của bạn. Giúp bạn nắm bắt vấn đề và tìm ra cách khắc phục lượng truy cập trang web của mình.
- Bạn có thể dùng SEMrush để nghiên cứu chiến lược quảng cáo của đối thủ, giúp bạn biết được đối thủ đang thực hiện Adwords như thế nào.
3. Phân tích website qua Ahrefs
Ahrefs là công cụ đánh giá phân tích website, kiểm tra backlink được đông đảo SEOers yêu thích hiện nay. Nếu những con bọ của Google đứng vị trí đầu bảng thì những con bọ Ahrefs sẽ là á quân. Theo thống kê hiện nay, kho dữ liệu ( big data) của Ahrefs có tới
- 12 tỷ tỷ Links trên khắp thế giới internet
- Cập nhật hơn 200 triệu domain của các quốc gia, lãnh thổ thế giới
- 3 tỷ tỷ Urls
Và những tính năng tuyệt vời của Ahrefs mà bạn không thể bỏ qua, đó là:
- Thực hiện audit backlink: cung cấp cho bạn nguồn dữ liệu khủng để phân tích toàn diện link profile, cũng như chất lượng backlink
- Bạn có thể tìm các link tiềm năng từ đối thủ
- Nghiên cứu từ khóa: Nếu bạn đang bí ý tưởng trong việc tìm từ khóa? Vậy thì Ahrefs là công cụ đắc lực hỗ trợ bạn tìm kiếm từ khóa phù hợp.
- Phân tích từ khóa và đối thủ và theo dõi những từ khóa ấy
- Theo dõi được tổng organic visibility
- Ahrefs sẽ gửi thông báo đến bạn nếu có ai nhắc đến từ khóa hoặc từ khóa thương hiệu của doanh nghiệp. Từ đây bạn có thể quản lý thương hiệu một cách dễ dàng.
- Hỗ trợ site audit đắc lực, giúp bạn kịp thời phát hiện lỗi của website và khắc phục nó.
Sử dụng thành thục SEMrush hoặc Ahrefs sẽ giúp tăng traffic cho website của bạn
4. Moz Pro
Moz Pro là công cụ hỗ trợ đo lường độ mạnh yếu của website thông qua các chỉ số như Domain Authority (DA), Page Authority (PA). Ngoài ra, nó cũng là một trong những công cụ cho phép bạn Check Backlink Web đối thủ hiệu quả.
Moz còn đánh giá được mức độ spam của trang web. Nhanh chóng thông báo đến bạn để kịp thời khắc phục trước khi bị Google phạt.
Ưu điểm lớn nhất của Moz là bạn có thể gần như miễn phí. Vì vậy, nếu ngân sách SEO của bạn giới hạn nhưng vẫn muốn theo dõi website và đảm bảo trang web của mình có xếp hạng tốt hay không thì Moz Pro lựa chọn phù hợp.
5. Google Webmaster Tools
Nếu như đã nhắc đến Google Analytics, thì không thể không đề cập tới Google Webmaster Tools hay Google Search Console. Là một nhà quản trị viên website, bạn không nên bỏ qua công cụ phân tích website miễn phí quan trọng này. Vì đây là một trong 3 công cụ không thể thiếu nếu muốn kiểm tra SEO, đánh giá thứ hạng website mà bạn đang quản lý.
Ưu điểm: Google Webmaster Tool chẩn đoán bệnh mà web đang gặp phải: cảnh báo các trang, các chỉ mục vướng lỗi, phát hiện và kiểm tra phần mềm độc hại. Từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục.
Tính năng nổi bật:
- Cho Google biết rằng website của bạn đang tồn tại: kiểm tra robots, gửi sitemaps, giúp index bài mới nhanh chóng: các bot tìm kiếm của Google sẽ theo các địa chỉ trên sitemap này và đưa lên hệ thống dữ liệu của Google.
- Xác định bộ từ khóa và vị trí của chúng trên trang tìm kiếm Google
- Lưu lượng tìm kiếm trên google sẽ được phân tích chi tiết, cụ thể là số lần nhấp chuột, số lần hiển thị, CTR, vị trí tìm kiếm…
- Kiểm tra backlink đã được liên kết với website của bạn
- Nhắm đúng mục tiêu đến các nước nhất định.
- Tăng trải nghiệm cho người dùng bằng cách: đề ra phương thức cải tiến HTML, tăng tốc độ website trên thiết bị di động, xác định lỗi (Lỗi 404) từ các trang, các liên kết, thông báo độ bảo mật website.
6. Kiểm tra thứ hạng website trên Alexa
Alexa cũng là công cụ đánh giá website hiệu quả. Nó hỗ trợ người dùng kiểm tra xem những mục tiêu đã đặt ra cho trang web có được thực hiện hay không. Bên cạnh những tính năng nổi bật để đánh giá website chính chủ, bạn cũng có thể đánh giá trang web của đối thủ dựa trên Alexa. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình cạnh tranh.
Các chức năng ưu việt của Alexa:
- Nắm rõ sơ bộ trang web của mình cũng như đối thủ.
- Bạn cũng có thể nắm bắt thông tin người dùng từ website của mình, và cả khách hàng truy cập của đối thủ cạnh tranh.
- Bạn có thể tìm hiểu từ khóa nào đang mạnh, được quan tâm nhiều. Từ đó đối chiếu với lưu lượng truy cập của web mình và web của đối thủ.
- Nếu bạn có điểm số Alexa hấp dẫn, bạn có thể nhận được lời yêu cầu quảng cáo sản phẩm dịch vụ từ các đơn vị quảng cáo. Nhờ vào Alexa, bạn không chỉ đánh giá được website mình có hiệu quả hay không, còn còn kiếm thêm được một nguồn thu nhập từ việc quảng cáo. Khi bạn đồng ý, nhà quảng cáo sẽ đưa URL vào trang web của bạn.
- Nếu bạn muốn có nhiều chức năng hơn, bạn sẽ phải trả phí để thêm quyền sử dụng. Bạn có thể cân nhắc về điều này.
7. Clicktale
Nếu như Google đứng thứ nhất về số lượng người dùng, thì số hai nhất định phải là Clicktale. Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng về khả năng đánh giá thứ hạng website nhờ vào công cụ này.
Một khi sử dụng Clicktale, bạn có thể dựa vào các thông tin sau để phân tích website của mình:
- ClickTale chú trọng phân tích hành vi người dùng thông qua việc theo dõi những đường click chuột, rê chuột và scroll chuột. Công cụ này cũng đồng thời số hóa dữ liệu thành dạng bản đồ tầm nhiệt (heat map) trực quan ngay trên giao diện website.
- Tất cả hành động của người dùng sẽ được ghi lại bằng video.
- Đánh giá tỷ lệ chuyển đổi trang web qua nhiều thông tin tùy chọn.
- Hiển thị nơi nào trên web mà khách hàng quan tâm nhất, qua đó bạn có thể biết được đâu sẽ là mục có hiệu quả cao, từ đó thực hiện các biện pháp đẩy mạnh hoặc khắc phục.
Phần mềm sử dụng miễn phí, bạn không nên bỏ qua công cụ Clicktale trong hoạt động quản lý website của mình.
8. Optimizely
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Công cụ đánh giá website chắc chắn phải có cái tên Optimizely. Đây được biết đến như một công cụ hữu ích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu trong việc thiết kế hay lập trình web. Optimizely tăng tính khả dụng của website. Bên cạnh đó còn hỗ trợ các giải pháp như điều chỉnh giao diện người dùng, test nâng cao với HTML, CSS. Ngoài ra, bạn có thể dùng Optimizely để lựa chọn đối tượng, mục tiêu để kiểm tra,…
Đáng tiếc, chính vì sở hữu những tính năng cao cấp, tiện ích như thế nên bạn phải trả một khoản phí là 19 USD/tháng. Tuy vậy, họ vẫn cho phép thử nghiệm 30 ngày miễn phí. Vậy nên, bạn có thể tùy ý sử dụng những chức năng tuyệt vời tại Optimizely, và có thể cân nhắc cho lần mua tiếp theo.
Hi vọng với 8 công cụ đánh giá website mà tôi vừa trình bày như trên, bạn sẽ tìm được cho mình một công cụ phù hợp. Chúc website của bạn hoạt động có hiệu quả và thành công!