#6 Bước xây dựng chiến lược marketing online cơ bản và tránh 7 sai lầm
Sự bùng nổ của Marketing Online trong những năm gần đây đã làm thay đổi toàn bộ hệ thống marketing nói chung. Nếu không bắt nhịp kịp, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng lạc hậu và doanh số cũng theo đó sụt giảm. Để mọi chuyện không trở nên tồi tệ như thế. Bạn cần có kế hoạch tiếp thị bài bản với các bước xây dựng chiến lược marketing online ngay từ bây giờ.
A. 6 bước kế hoạch triển khai chiến dịch marketing online
Bước 1: Đặt mục tiêu
Rất nhiều người khi nhảy vào triển khai chiến dịch marketing online, đều sẽ đặt ra những mục tiêu như đạt 10000 lượt thích trên trang Fanpage. Nhưng thực chất, những mục tiêu này không có ý nghĩa gì đối với họ, thậm chí với bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng đó chỉ là những con số phù phiếm. Chúng chỉ giúp bạn cảm thấy dễ chịu chứ thật ra, hầu như không tác động nhiều đến kết quả kinh doanh.
Mục tiêu mà bạn cần đặt ra ở thời điểm này là những mục tiêu kinh doanh rõ ràng. Đó là những chỉ số có thể đo lường liệu công việc có đang hiệu quả. Chẳng hạn như sau:
– Nhận ít nhất 2 yêu cầu báo giá mỗi tuần qua website
– Tăng số lượng khách hàng tiềm năng lên x2 vào quý tới…
Những mục tiêu cụ thể còn là tiền đề giúp bạn định hình rõ ràng những bước tiếp theo. Hơn hết là không đi sai hướng trong chiến dịch Digital Marketing của mình.
Việc lệch hướng có thể làm bạn mông lung. Tốn thêm thời gian và chi phí để thực hiện nhưng đôi lúc không mang lại hiệu quả.
Bước 2: Tìm hiểu kỹ khách hàng mục tiêu
Tiếp theo, bạn cần xác định khách hàng mục tiêu của mình là ai. Những người nào sẽ tiếp cận đến mình thông qua các hoạt động tiếp thị trực tuyến.
Nhiều doanh nghiệp thường cảm thấy khó khăn ở bước này. Bởi họ cảm thấy khi quyết định nhắm mục tiêu vào một nhóm người cụ thể, nghĩa là thị trường tiềm năng cũng bị giảm. Trên thực tế, điều này lại đúng và hợp lý. Bởi vì nhiều khi, bạn cố gắng thu hút đủ mọi khách hàng, nhưng lại chẳng thu hút được ai. Nên thay vào đó, tập trung vào lượng khách hàng nhỏ hơn, với thị trường vừa đủ, sẽ giúp bạn thành công hơn.
Do vậy, hãy dành thời gian để phác thảo chân dung khách hàng mục tiêu. Nghĩ xem họ là ai, nhân khẩu học, sở thích của họ là gì. Tập trung đi sâu vào insight khách hàng. Để rồi bạn sẽ ngạc nhiên về thành quả mà mình nhận được.
Bên cạnh đó, bạn nên áp dụng mô hình 5W1H (Who, What, Why, When, Where và How) để phân tích Insight khách hàng, theo đó, bạn cần phải trả lời những câu hỏi sau:
– Who? Khách hàng là ai?
– What? Họ mua gì và mong muốn gì ở sản phẩm/dịch vụ của bạn?
– Why? Tại sao họ mong muốn như vậy?
– When? Họ có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ khi nào?
– Where? Họ tham khảo thông tin ở đâu trước khi quyết định mua sản phẩm?
– How? Hành trình đưa ra quyết định diễn ra như thế nào?
Hơn hết, hiểu rõ khách hàng giúp bạn triển khai kế hoạch marketing online cụ thể và rõ ràng. Nhắm đúng những gì họ cần và tăng tỷ lệ mua hàng từ đây.
Bước 3: Xác định rõ vị trí của mình trên thị trường
Đây là bước chuẩn bị cuối cùng, trước khi bắt tay đưa các kế hoạch marketing online vào hoạt động.
Nếu thương hiệu và sản phẩm dịch vụ của bạn là độc nhất, thì không có gì phải suy nghĩ nữa. Nhưng vấn đề ở đây là vẫn còn tồn tại hàng trăm đối thủ đang cạnh tranh với bạn. Thế nên hãy dành thời gian để đánh giá doanh nghiệp mình có điều gì đặc biệt. Tại sao nên chọn bạn thay vì đối thủ cạnh tranh. Bạn muốn khách hàng nhìn nhận như thế nào? Những giá trị nào là quan trọng đối với bạn?
Tiếp theo, phân tích đối thủ cạnh tranh cũng giúp bạn đánh giá được hoạt động truyền thông của đối thủ. Qua đó học hỏi, tiếp thu cho những kế hoạch marketing online của mình. Bên cạnh đó, việc phân tích đối thủ sẽ giúp bạn dự đoán đối thủ đang và sẽ làm gì, hiểu khách hàng đang nói gì về đối thủ…
Nhìn nhận đúng vị trí của mình trên thị trường mua sắm trực tuyến, giúp kế hoạch marketing truyền tải đúng thông tiệp. Ngoài ra còn thu hút đúng đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến. Và cũng dễ dàng bật đối thủ, và vươn lên ở vị trí cao hơn.
Bước 4: Lựa chọn chiến thuật và hoạt động cụ thể
Sau khi hoàn thành 3 bước trên, bạn đã có đủ cơ sở để bắt đầu triển khai một chiến lược, kế hoạch marketing hoàn hảo.
Tại đây, bạn có thể chọn các chiến lược tiếp thị cụ thể mà bạn tin rằng chúng sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu ở Bước 1 bằng cách tiếp đúng đối tượng mà bạn đã xác định ở Bước 2.
Với sự hỗ trợ của các công cụ trong chiến lược Marketing Online phổ biến nhất:
– SEO
– SEM
– Email Marketing
– Social Marketing
– Marketing Advertising (Display Ads, Affiliate…)
– Mobile Marketing (quảng cáo trên di động)
Bạn có thể bắt đầu bằng việc kiểm tra nhanh các hoạt động hiện tại. Đánh giá kết quả và xem xem nên loại bỏ cái nào hoạt động không tốt, duy trì cái nào đang làm tốt.
Ví dụ như, suy nghĩ về những công việc một lần và định kỳ mà bạn nên làm trên website:
– Cải thiện giao diện trang web trực quan hơn (nhiệm vụ một lần)
– Thêm bài viết mới vào trang web mỗi tuần (nhiệm vụ định kỳ)
Hoặc đăng bài lên các trang mạng xã hội 2 ngày/ bài. Tập trung vào các bài sản phẩm. Thay vì đăng những tin không liên quan.
Đối với công việc một lần, bạn hãy đặt thời hạn cụ thể
Đối với công việc định kỳ, bạn cần xác định lịch trình.
Như vậy bạn sẽ sớm hoàn thành mục tiêu trong kế hoạch của mình.
Bước 5: Quyết định cách thức đo lường kết quả
Sau khi đã khởi chạy chiến lược một thời gian, đã đến lúc bạn phải đo lường kết quả.
Ví dụ:
– Ghi lại hằng tuần số lượng khách hàng đăng kí thông qua biểu mẫu trên website
– Thiết lập Google Analytics để biết được lưu lượng truy cập website là bao nhiêu, người truy cập đến từ đâu. Công cụ hỗ trợ này còn giúp bạn dễ dàng biết được nền tảng mạng xã hội nào đang gửi traffic về website của bạn…
Các yếu tố như lượng khách hàng quan tâm, mua sản phẩm, lượng ngân sách…cần được đưa vào để đánh giá, đo lường hiệu quả của chiến lược. Bên cạnh đó cũng cần có những tiêu chí:
– Phản ứng khách hàng: Ủng hộ, tò mò, kích thích, phản đối, thờ ơ,…
– Doanh thu sản phẩm: Tăng nhẹ, tăng đột biến, giảm nhẹ, giảm mạnh, không tăng không giảm
Bước 6: Lên lịch đánh giá và điều chỉnh chiến lược marketing online
Cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng. Bạn cần dành thời gian để các chiến lược của mình hoạt động. Thông thường từ 3 – 6 tháng. Quãng thời gian này đủ để chiến lược marketing online hiển thị kết quả.
Trong thời điểm đó, bạn có thể loại bỏ bất kỳ chiến lược nào không phù hợp. Giảm bớt những chiến lược đã có hoặc có thể thêm kế hoạch tiếp thị mới vào chiến lược đang chạy.
Sau khi hoàn thành 6 bước triển khai chiến dịch marketing online. Bạn nghĩ rằng những chiến lược ấy mang lại hiệu quả. Nhưng sẽ ra sao nếu bạn làm sai và chỉ đang lãng phí tiền bạc?
Tiếp theo, hãy cùng khám phá những sai lầm mà bạn có thể mắc phải trong kế hoạch thực hiện tiếp thị trực tuyến. Để rồi tránh chúng và đưa doanh nghiệp thành công hơn
B. Những sai lầm trong kế hoạch marketing online
1. Bỏ qua website
Trang web là thành phần tất yếu đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, dù online hay offline. Theo đó, có hơn 1,5 tỷ website trên World Wide Web. Và nếu bạn không làm gì website, để mặc nó, đồng nghĩa với việc sẽ không có bất kỳ người tiêu dùng nào truy cập vào đó.
Hãy tận dụng website để thúc đẩy lưu lượng truy cập và tăng doanh thu. Lúc này, bạn có thể đầu tư vào quảng cáo Google Ads, thực hiện SEO, SEM và phát triển nội dung trang web chất lượng.
Nếu bạn chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm về SEO, không thành vấn đề, vì bạn có thể sử dụng dịch vụ SEO chuyên nghiệp từ những công ty uy tín. Điều quan trọng ở đây là bạn nên tận dụng tối đa lợi ích từ website trong chiến lược quảng cáo marketing của mình.
2. Không đầu tư đúng nguồn lực
Nhiều doanh nghiệp chỉ thuê một vài cá nhân để xử lý tất cả các kế hoạch digital marketing. Thậm chí nhiều nơi không cung cấp đủ các công cụ làm việc cần thiết. Điều này dẫn đến chiến dịch tiếp thị không hiệu quả. Không tạo ra bất kỳ khách hàng tiềm năng nào, không có lợi nhuận.
Muốn đảm bảo chiến lược mình đặt ra có kết quả tốt. Điều quan trọng là bạn hoặc nhóm của bạn phải có đủ nhân viên và được trang bị tốt để chạy chiến dịch.
3. Chỉ chi tiêu cho quảng cáo
Nhiều marketer thường mắc sai lầm khi chỉ đổ tiền vào quảng cáo. Dễ thấy nhất là quảng cáo Facebook. Trong khi đó, để lại ngân sách rất ít hoặc không có ngân sách cho những chiến lược tiếp thị số khác, mà nó có thể hiệu quả hơn.
Thay vào đó, bạn chỉ nên trả tiền cho những quảng cáo tăng khả năng hiển thị và nhận dạng thương hiệu. Đặc biệt là giai đoạn mới kinh doanh. Về sau, khi thương hiệu có lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) thì lúc này nên để tiền đầu tư vào việc khác. Chẳng hạn như mua thêm các công cụ hỗ trợ tốt hơn, phát triển nội dung chất lượng hoặc cải thiện trải nghiệm trang web của mình.
4. Bỏ qua chiến lược chăm sóc khách hàng
Không có gì khiến khách hàng chú ý hơn một thông điệp mang đầy ý nghĩa tình cảm dành cho họ. Ví dụ: gửi một tấm thiệp trực tuyến chúc mừng ngày sinh nhật của khách hàng. Thư điện tử cảm ơn vì đã mua hàng. Hoặc hỏi han, tư vấn khách hàng sau trải nghiệm sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Điều này giúp bạn phát triển mối quan hệ với khách hàng. Tăng lòng trung thành của khách hàng mà không phải tốn bất kỳ chi phí nào.
5. Bỏ qua email của khách hàng
Nếu khách hàng có bất kỳ phản hồi nào liên quan tới doanh nghiệp của bạn. Thì khả năng cao họ sẽ dùng email để nói về việc đó. Vì thế, thường xuyên kiểm tra hòm thư điện tư cũng nên là một trong những việc cần làm khi triển khai kế hoạch marketing online. Chắc chắn rằng nếu bạn bỏ qua email, là bạn đang tự tay làm mất khách.
Đừng quên mở tài khoản mail của doanh nghiệp và kiểm tra bạn nhé!
6. Làm việc với những kỹ thuật lỗi thời
Digital Marketing đang phát triển mạnh mẽ, điều này đòi hỏi người làm marketing phải bắt kịp xu hướng và cập nhật kiến thức mới. Bạn có thể tìm kiếm các khóa học online và offline miễn phí hoặc có phí với mức giá hợp lý. Duy trì các kỹ thuật, kỹ năng lỗi thời có thể khiến các nỗ lực quảng cáo tiếp thị không hiệu quả, dẫn đến lãng phí tài nguyên.
7. Từ bỏ phương pháp cũ hiệu quả cho phương pháp mới
Nếu bạn đang thực hiện chiến lược trên những kênh hoạt động tốt như Facebook, website,…việc chuyển từ kênh đó sang một kênh mới có thể phản tác dụng. Chẳng hạn như nhiều marketer đã chuyển sang làm Tiktok vì hiện nay nó rất thịnh hành, nhưng lại quên xem xét tính phù hợp của nó sản phẩm mà mình có. Thế nên, đang làm tốt ở kênh nào thì bạn cứ duy trì những kệnh đó. Đừng cố gắng thay đổi vì rất dễ dẫn đến sai lầm.
Với 6 bước xây dựng chiến lược marketing online như trên, Huevibe mong rằng bạn đã có những định hướng nên và không nên làm gì cho công việc của mình. Môi trường online vốn dĩ luôn biến đổi và những chiến lược e-marketing cũng thế. Bạn có thể thay đổi linh hoạt tùy môi trường và ngân sách. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp, đừng ngần ngại, hãy để lại bình luận bên dưới và cùng Huevibe trao đổi nhé!