(Bật mí) Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả gấp nhiều lần
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi không phải là thuật ngữ xa lạ trong quá trình học hỏi SEO hay quảng cáo website. Chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe đến việc tăng tỷ lệ chuyển đổi đồng nghĩa tăng cơ hội bán hàng, kéo theo doanh thu tăng trưởng.
Đúng vậy, chuyển đổi website giúp bạn đạt được những điều ấy. Kinh doanh cũng vì thế mà thuận lợi hơn.
Nhưng…không phải ai cũng biết cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Thậm chí, cả những người làm SEO hay Adwords lâu năm, đôi lúc còn phải bối rối vì không thể tăng được tỷ lệ này.
Và đó là lý do bài viết này ra đời, với mong muốn đóng góp nhiều kiến thức giúp bạn xử lý SEO nói riêng và chiến lược Marketing nói chung tốt hơn, hiệu quả hơn. Từ đó phát triển con đường kinh doanh của mình.
Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm chuyển đổi là gì?
1. Tỷ lệ chuyển đổi là gì?
a. Chuyển đổi là gì?
Chuyển đổi chỉ người dùng trên Internet, truy cập vào trang web, có hành động thỏa mãn mục tiêu mà bạn đề ra. Với mục đích cuối cùng nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Không có một thống nhất cụ thể chuyển đổi phải như thế này, như thế kia. Chuyển đổi thực chất rất đa dạng, bởi lẽ website lập ra với nhiều mục tiêu ở từng giai đoạn khác nhau:
– Hoàn thành điền thông tin trên form ở website
– Nhập địa chỉ email
– Tải tài liệu, ebook
– Liên hệ trực tiếp qua điện thoại hoặc email.
– Tạo tài khoản mới
– Cho vào giỏ hàng, mua hàng trực tiếp trên website…
Quá trình thu hút khách hàng mục tiêu, và biến đổi họ thành khách mua hàng được mô tả qua phễu bán hàng.
Trong phễu, chuyển đổi thường nằm ở bước cuối cùng. Tuy nhiên trong quá trình này sẽ bao hàm cả những chuyển đổi nhỏ hơn.
Ví dụ: Chuyển đổi nhỏ là khi khách truy cập vào website đăng ký dùng thử dịch vụ, sau đó thực hiện chuyển đổi lớn hơn là mua trọn gói dịch vụ.
Không phải hành động nào của người dùng trên website cũng đều là chuyển đổi . Chẳng hạn:
– Nhấp vào website qua kết quả tìm kiếm không phải là chuyển đổi
– Nhấp vào các liên kết trên website không gọi là chuyển đổi
Vì những hành động này không thể hiện việc người dùng có nhu cầu mua hàng, hoặc muốn để lại thông tin để liên lạc và trao đổi với doanh nghiệp của bạn.
b. Tỷ lệ chuyển đổi là gì?
Bạn cũng có thể hiểu rằng,
Tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Rate – CR) là khái niệm biểu đạt mức độ hiệu quả của website của bạn. Tỉ lệ chuyển đổi càng cao chứng tỏ website đem lại nhiều hiệu quả, cũng có nghĩa chiến dịch marketing bạn đề ra đã hướng đến đúng đối tượng.
Trước khi tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (CRO), bạn cần biết tỷ lệ chuyển đổi đang ở con số bao nhiêu. Công thức đo lường như sau:
Tỷ lệ chuyển đổi = (Số lượng chuyển đổi/Số lượng khách truy cập) * 100
Lưu ý: số liệu phải cùng trong cùng một khoảng thời gian. Nếu lượng truy cập trên website xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, thì bạn có thể đo lường và đánh giá mức độ hiệu quả theo từng nguồn.
Ví dụ: Có 100 khách truy cập vào website, trong đó có 2 người để lại thông tin liên hệ bằng cách điền thông tin qua biểu mẫu. Lúc này tỷ lệ chuyển đổi sẽ là:
Tỷ lệ chuyển đổi = (2/100)*100 = 2%
2. Tại sao cần tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trên website?
Có một lưu ý nhỏ,
Tỷ lệ chuyển đổi không nhất thiết phải liên quan trực tiếp tới việc thu hút lưu lượng truy cập tự nhiên hay thứ hạng của website trên trang thiết bị của công cụ tìm kiếm. Nhưng không vì thế mà bỏ qua tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trên website.
Dưới đây là những lợi ích của CRO:
– Thấu hiểu hơn insight khách hàng: Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi có thể giúp bạn hiểu rõ hơn đối tượng mà mình đang và sẽ tiếp cận, để rồi đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho họ. CRO còn xem xét tìm kiếm khách hàng phù hợp với mô hình doanh nghiệp của bạn. Bởi vì trong kinh doanh, thu hút đúng nhóm khách hàng mục tiêu vẫn có lợi hơn nhiều.
– Tỷ suất hoàn vốn (ROI) tốt hơn: tỷ lệ chuyển đổi cao hơn có nghĩa đơn hàng cũng nhiều hơn, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng tốt. Tận dụng tối đa sự chuyển đổi, bạn sẽ nhận được nhiều đơn (hàng) hơn bạn nghĩ, mà không cần phải tìm kiếm nhiều khách hàng tiềm năng.
– Khả năng mở rộng tốt hơn: mặc dù phạm vi khách hàng của bạn có thể không mở rộng thêm, kể cả khi doanh nghiệp phát triển. Nhưng CRO cho phép bạn phát triển, nhưng không làm cạn kiệt tiền bạc hay của cải doanh nghiệp, kể cả khách hàng tiềm năng. Sự thật khách hàng cũng hữu hạn. Bằng cách tối ưu nhiều chuyển đổi để có người mua hàng, lượng khách hàng tiềm năng của bạn sẽ không bao giờ hết.
– Cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn: tỷ lệ chuyển đổi cho phép bạn theo dõi những hoạt động được thực hiện trên trang web của mình. Dựa vào đó, bạn có thể cung cấp những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Khi họ cảm thấy hài lòng, thỏa mãn, người dùng sẽ tương tác nhiều với website.
– Cách tạo niềm tin cho khách hàng online: không phải ai cũng sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân hay email trên trang web, nhất là khi xã hội ngày nay có không ít vụ ăn cắp dữ liệu người dùng.
Khi người dùng đồng ý cung cấp dữ liệu cá nhân cho website, nghĩa là họ tin tưởng về bạn.
Vì thế, tối ưu tỷ lệ chuyển đổi là bạn đang tạo và củng cố lòng tin của khách hàng.
3. Chìa khóa thành công tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi
Bạn nghĩ rằng, tỷ lệ chuyển đổi của mình đang thấp, mình sẽ phải tối ưu nó thôi!
Đúng, nhưng chưa đủ. Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi không chỉ là việc cải thiện chỉ số sụt giảm, mà còn tối ưu để các con số ấy tăng cao hơn mỗi ngày.
Cũng cần phải biết rằng, để tối ưu tốt tỷ lệ chuyển đổi, bạn phải hiểu mình cần tối ưu ở đâu, cái gì và tối ưu hóa cho ai.
Không những thế, CRO là chủ đề rất rộng, có thể được xem là một chuyên ngành trong Digital marketing vì vậy bạn cần phải nắm các yếu tố chính cần tối ưu như sau:
3.1. CTA (Call To Action)
Lời kêu gọi hành động CTA được thể hiện qua:
– Content bằng chữ có chèn link
– Nút kêu gọi hành động (button).
– Hình ảnh / banner kêu gọi
Ngoài ra, call-to-action mang hàm ý thúc giục khách hàng tạo ra hành động, tạo cảm giác thiếu hụt, thời hạn gần kề như hạn chót thực hiện hành động, giới hạn số lượng khách hàng được mua sản phẩm, hàng đặc biệt, phiên bản giới hạn,…
Nếu được tối ưu đúng cách thì CTA còn có khả năng đánh vào tâm lý khách hàng, điều hướng họ tạo ra hành vi đặc biệt, có thể khiến họ hoàn tất những yêu cầu khắt khe hơn như cung cấp thông tin cá nhân quan trọng hoặc trực tiếp mua hàng.
Muốn tối ưu tỷ lệ chuyển đổi, trước hết bạn hãy sử dụng CTA và làm cho nó thật nổi bật, đập vào mắt khách hàng.
Ví dụ, bạn có thể sử dụng các gam màu nổi bật như đỏ, cam, vàng…hoặc các màu đối nghịch tương phản với màu website của bạn. Hoặc sử dụng các nhóm từ kích thích như nhóm từ chỉ hành động: Đăng ký ngay, đọc, mua, nhận, xem thêm, bắt đầu,…; Nhóm từ thuyết phục: Miễn phí, dễ dàng, tiết kiệm, ưu đãi, cam kết, có hạn,….
3.2. Vị trí đặt sản phẩm #1 & cách thuyết phục rằng đó là sản phẩm #1
Trong danh sách các bài blog hoặc hướng dẫn mua hàng, việc bạn đặt vị trí sản phẩm top 1, top 2 quyết định tỷ lệ chuyển đổi như thế nào.
Thông thường đây là vị trí dành cho sản phẩm được mua nhiều nhất, review tốt từ người mua & có thể là mang về lợi nhuận nhiều nhất.
Bởi vậy, yếu tố quan trọng hàng đầu trong trưng bày sản phẩm trên website là sản phẩm phải được nhìn thấy dễ dàng, rõ ràng nhất trong mắt khách hàng.
3.3. Vị trí đặt bảng đánh giá review & so sánh
Những bảng so sánh sản phẩm, hoặc phần đánh giá sản phẩm tạo nhiều niềm tin cho khách hàng. Ngoài lời kêu gọi hành động, nội dung này còn đánh vào tâm lý người dùng, dẫn dắt họ đi theo mục tiêu mà mình đề ra.
Nhưng không phải vị trí nào cũng có thể đặt các bảng, hộp đánh giá & so sánh. Muốn tìm ra vị trí thích hợp nhất, bạn cần đến sự hỗ trợ của thử nghiệm A/B.
Theo đó để tăng review của khách hàng, bạn cho phần đánh giá và so sánh vào chạy thử nghiệm A/B với 2 vị trí khác nhau để tìm ra sự khác biệt. Ví dụ cùng một bảng A, bạn đặt chúng ở vị trí đầu bài viết trong phiên bản 1, với phiên bản 2, bạn lại đưa bảng này ở vị trí giữa hoặc cuối bài viết. Bằng A/B Test, bạn biết được mọi người thường chú ý vào vị trí đầu bài, trong khi đó ở giữa và cuối bài viết lại nhận được nhiều lượt click hơn.
Không có gì chắc chắn hơn việc thử nghiệm và thống kê số liệu, thay vì tiên đoán. Vì thế sau khi thử nghiệm kết thúc, bạn sẽ thấy phiên bản nào hiệu quả hơn trong việc tạo chuyển đổi. Từ đó chọn được vị trí đặt nội dung phù hợp.
3.4. Hình ảnh sản phẩm tối ưu tỷ lệ chuyển đổi
Bạn không thể thuyết phục khách hàng và làm họ thích thú chỉ bằng những hình ảnh mờ nhạt, rối rắm hay tối nghĩa, đặc biệt với hình ảnh sản phẩm, điều này thật sự rất quan trọng.
Bạn muốn họ tạo ra chuyển đổi? Vậy thì hãy bắt tay vào thiết kế hoặc tìm kiếm hình ảnh sản phẩm rõ nét, chân thực, bao quát các khía cạnh, góc nhìn của sản phẩm sẽ mang về tỷ lệ chuyển đổi cao.
3.5. Công cụ hỗ trợ CRO
Muốn đánh giặc thành công, bạn cần phải có súng, kiếm. Và muốn chinh phục CRO cũng thế, có 2 nhóm công cụ cần thiết đó là công cụ ghi nhận, thống kê người dùng ghé thăm, traffic & nhóm công cụ bản đồ nhiệt. Cụ thể có:
1.Công cụ ghi nhận, thống kê traffic:
- Search Console
- Google Analytics
2. Công cụ bản đồ nhiệt (Heatmap) tracking, đo lường hành vi của visitor trên website:
- Microsoft Clarity
- Nelio
Heatmap giúp bạn biết được người dùng hay click chuột vào khu vực nào trên trang web. Bên cạnh đó, còn biết được tỷ lệ scroll màn hình, đường di chuyển từ chuột người dùng.
Thông qua đó, bạn sẽ cải thiện được tỷ lệ chuyển đổi, bằng cách:
– Di chuyển những phần quan trọng như kêu gọi hành động, giới thiệu sản phẩm,…lên vị trí được nhiều người quan tâm
– Nếu tỷ lệ scroll chuột thấp, có nghĩa là bạn cần cải thiệu tiêu đề phía trên vì chưa đủ thu hút